Cây bụp giấm (còn gọi là bụt giấm), tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, họ Bông Malvaceae, có nguồn gốc ở Tây Phi và được người dân bản xứ trồng nhiều để lấy lá và đài hoa làm rau chua. Trước đây, cây bụp giấm được du nhập vào Việt Nam vì có hoa đẹp, chủ yếu trồng làm cảnh nhưng hiện nay, bụp giấm trở thành một thảo dược quý vì có nhiều giá trị cao trong dinh dưỡng cũng như trong y học.
Bụp giấm rất dễ trồng không kén đất và khí hậu, chủ yếu để thu hoạch đài hoa khô xuất khẩu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở nhiều nước trên thế giới khẳng định: Đài hoa bụp giấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Thành phần hóa học
Hoa bụp giấm chứa nhiều vitamin C, vitamin A, khoáng chất và khoảng 15-30% axit hữu cơ, bao gồm axit citric, axit malic, axit tartric, acid hibiscus... Hàm lượng polysaccharides có trong bụp giấm cũng khá cao, ngoài ra còn nhiều các hoạt chất sinh học thuộc nhóm flavonoid glycosides polyphenol gồm: hibiscitrin, hibiscetin, gossypitrin, sabdaritrin; đặc biệt là cyanidin, delphinidin, chính những chất này mang lại màu đỏ đặc trưng của hoa. Riêng chất dầu ép từ hạt bụp giấm chứa nhiều vitamin E và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người ăn kiêng. Đồng thời chất dầu này còn có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da.
Do chỉ sử dụng đài hòa nên người ta thường sản xuất bụp giấm ở dạng trà cho dễ uống. Nó được gọi với một tên thông dụng là rosella, người Châu Mỹ La tinh gọi là jamaica, karkady ở Trung Đông, bissap ở Tây Phi, cây me chua đỏ ở vùng biển Caribbean, Việt Nam gọi là Bụp giấm vì nó giống cây dâm bụt nhưng có vị chua như giấm, và nhiều tên khác nữa. Trà bụp giấm có vị chua giống như quả nam việt quất và thường được pha thêm ít đường thành một loại thức uống giải khát nhẹ nhàng dễ hấp thu, giải nhiệt và kích thích tiêu hóa.
Hoa bụp giấm khô dùng làm trà
Theo y học cổ truyền
Bụp giấm có vị chua hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, liễm phế, chỉ khái, dùng chữa bệnh như: ho, các bệnh gan mật, cao huyết áp, phòng bệnh tim và chống xơ cứng động mạch, bị chảy máu chân răng. Liều dùng 10-15g mỗi ngày sắc nước uống. Dân gian còn dùng bụp giấm như một loại rau ăn, có thể nấu canh chua, thay thế cho giấm, làm mứt, nước giải khát, xi rô, rượu.
- Ép lấy nước từ đài bụp giấm uống trực tiếp.
- Ăn trực tiếp đài bụp giấm.
- Phơi khô sắc uống.
- Phơi khô đài bụp giấm, hãm nước uống như trà để giải rượu.
Ngừa béo phì: Bụp giấm có tác dụng ức chế men amylase, vì vậy uống một chén trà bụp giấm sau bữa ăn sẽ làm giảm sự hấp thu đường và tinh bột, nhờ đó góp phần giảm cân.
Chống cảm lạnh, cúm: Do có hàm lượng vitamin C cao cùng nhiều loại acid hữu cơ khác nên bụp giấm có tác dụng kháng khuẩn, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hoạt động hệ miễn dịch, nhờ đó giúp phòng được bệnh cảm cúm và các bệnh thông thường.
Chữa vàng da ứ mật: Có thể pha ít muối, tiêu, a ngùy và mật mía với trà bụp giấm
Giải rượu: Phơi khô đài bụp giấm, hãm nước uống như trà
Bụp giấm là một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bụp giấm để chữa bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cần lưu ý một vài tác dụng phụ sau:
- Do tính lợi tiểu của bụp giấm nên có thể tăng nguy cơ độc tính với người đang dùng thuốc giảm đau chống viêm.
- Sự giảm kali trong máu gây đối kháng với thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc giãn cơ, thuốc hạ đường huyết, thuốc hạ huyết áp, người đang trị liệu với lithium và corticoid.
Theo TSKH Trần Công Khánh, không nên dùng cánh hoa vì chưa có nghiên cứu về tác dụng của cánh hoa. Hơn nữa, hoa đang nở thì đài nhỏ. Khi cây ra quả, đài phát triển to ra thì người ta mới lấy đài để ngâm uống giải khát do trong nước ngâm này có nhiều vitamin. Cũng không dùng hạt của quả bụp giấm để ngâm rượu (theo các tài liệu khoa học, chưa thấy ghi công dụng của hạt này).
CÂY QUÝ MẦU (BỤP GIẤM)Cây quý mầu (bụp giấm) -Tên gọi khác: Cây quế mầu, Cây bụp giấm, Cây bụt giấm. -Tên tiếng Anh: Roselle, rosella /rosella fruit (Australian Eng.). -Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L. -Các loài tương cận: -Cây dâm bụt : H. cannabinus Phân loại khoa học
Phân bốChi Dâm bụt, Chi Râm bụt hay Chi Phù dung (Hibiscus) là một chi lớn chứa khoảng 200-220 loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ hay Họ Bông (Malvaceae), có nguồn gốc ở khu vực ôn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt đới ở cựu lục địa. Cây Quý mầu hay cây Bụp giấm có tên tiếng Anh là roselle (Hibiscus sabdariffa) là cây dùng làm rau ăn được trong chi Hibiscus có nguồn gốc từ Tây Phi được giới thiệu đến vùng nhiệt đới khắp thế giới để trồng làm rau và làm thuốc. Hiện nay loài cây này được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ và Úc. Vào thời Pháp thuộc người Pháp đã du nhập cây Quý mầu vào Việt Nam nhưng không rõ từ lúc nào. Hiện nay loài cây này mọc hoang và được trồng trong khắp cả nước, đặc biệt ở Miền Nam được trồng để lấy lá nấu canh chua rất phổ biến ở mọi gia đình vùng nông thôn. Vào năm 1992 Giáo sư Jnoen (Giám đốc hãng Raublinh Bad Kneumach, CHDC Đức cũ) đưa vào Việt Nam một giống cây Quý mầu mới với mục đích bao tiêu toàn bộ sản phẩm là đài quả khô hoặc bột màu chiết xuất từ đài quả, nhưng phía Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu của phía bạn. Tuy nhiên, một số nhà khoa học Việt Nam hiểu được giá trị quý báu của Hibiscus nên đã tiếp tục tiến hành gây trồng và nghiên cứu các sản phẩm của Hibiscus phục vụ y học, thực phẩm và mỹ phẩm. Có người tưởng đây là loài cây mới nhập nội, nhưng thực ra cây Quý mầu đã được trồng phổ biến ở Miền Nam cả trăm năm rồi, thực ra giống cây bụp giấm của người Đức nhập vào Việt Nam năm 1992 chỉ là một giống mới của loài cây này mà thôi. Mô tảCây Quý mầu (Hibiscus sabdariffa) là một loài cây thân gổ nhỏ sống hàng năm hoặc lâu năm. -Thân: Thân cao 2-2,5 m, phân nhánh gần gốc, bóng, màu tím nhạt... -Lá: Các lá sâu ba đến năm thùy, dài 8-15 cm , bố trí luân phiên trên thân cây. -Hoa: Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng, có một đài hoa mập mạp, rộng1-2 cm, dài 3-3,5 cm, có màu đỏ tươi như trái cây chín. Nó mất khoảng sáu tháng để trưởng thành. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10. -Quả: Quả nang, hình trứng, có lông thô, mang đài màu đỏ sáng tồn tại, bao quanh quả. -Hạt: Màu đen, gần tròn và thô, chứa nhiều tinh dầu. Hoa cây quý mầu Đài hoa, sản phẩm chính của cây quý mầu Quả cây quý mầu Thành phần hóa học-Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong cây quý mầu chứa rất nhiều polysaccharid trong chất nhầy (có ở tất cả các bộ phận của cây đặc biệt là trong đài quả), chất HIB-3 là một polysaccharid có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, polysaccharid còn có tác dụng làm giảm cholesterol máu do đó ngăn ngừa và hạn chế sự béo phì do tích mỡ. Hai hợp chất flavonoid và cyanidin cũng có tỷ lệ cao trong thành phần cây có tính chống oxy hoá, bảo vệ thành mạch máu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Các Vitamin C, A nhóm B, E...cùng nhiều loại axit hữu cơ khác cũng đã được tìm thấy trong cây quý mầu. Một số nhà nghiên cứu đã xác định tính chống co thắt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, chống lão hoá, chống mệt mỏi... -Trong cây quý mầu giàu anthocyanins, cũng như axit protocatechuic . -Hoa chứa một chất màu vàng là flavonol glucosid hibiscitrin; hibiscetin; gossypitrin và sabdartrin. Các đài hoa (calyces) khô có chứa flavonoids gossypetin , hibiscetine và sabdaretine. Các sắc tố trước đây báo cáo là hibiscin , đã được xác định là daphniphylline . Một lượng nhỏ myrtillin (delphinidin 3-monoglucoside), Chrysanthenin (cyanidin 3 -monoglucoside), và delphinidin cũng có mặt. Các lá đài giàu acid và protein; các acid hữu cơ chính tan trong nước là acid citric, acid malic, acid tartric và acid hibiscus. Chúng cũng chứa gossypetin và chlorid hibiscin, chất sau này có tính kháng sinh. -Quả khô chứa oxalat Ca, gossypetin, anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và vitamin C. -Hạt chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Hạt chứa chất chống oxy hóa hòa tan trong lipid, đặc biệt là gamma-tocopherol. Dầu hạt bụp giấm tương tự như dầu hạt bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn. Công dụnga-Các bộ phận cây quý mầu dùng làm rau và thực phẩm +Lá non dùng làm rau để lấy vị chua -Ở Việt Nam lá non của cây quý mầu được dùng chủ yếu để nấu canh chua. Lá già có vị chua hơn nhưng khi nấu lá nhám khó ăn. Thỉnh thoảng lá non cũng được dùng tươi chung với các loại rau tập tàng khác để có vị chua. Người Việt Nam chưa biết dùng hoa cây quý mầu như ở nước ngoài. -Ở Nam Âu lá non cây quý mầu được dùng thay rau bina. Lá quý mầu được nấu súp chua với cá Senegal và ăn với món cơm thiéboudieune. Chính phủ Senegal ước tính quốc gia này sản xuất và tiêu thụ trong nước trên 700 tấn lá cây quý mầu tươi mổi năm. -Ở Miến Điện lá cây quý mầu được xem như là loại rau sạch, bổ dưỡng và rẽ tiền được dùng phổ biến trong cả nước với tên gọi là “baung ywet” (lá chua). Lá quý mầu chủ yếu được nấu chín trong các món cà ri chua, món lá quý mầu xào tỏi, canh chua tôm và canh chua nhạt từ tôm khô. -Trong số các bộ lạc Bodo của Bodoland, Assam (Ấn Độ) lá của cả cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa) và cây dâm bụp (H. cannabinus) được nấu chín cùng với cá, thịt gà hoặc thịt heo, một trong các món ăn truyền thống của họ. +Đài hoa cây quý mầu dùng làm thực phẩm Trong khi ở Việt Nam chỉ dùng lá non cây quý mầu để làm rau nấu canh chua, các phần cón lại của cây này bị vứt bỏ thì ở nhiều nước khai thác đài hoa là chính để dùng vào nhiều việc như làm nước giải khát, làm mứt, làm trà, làm thực phẩm chức năng, làm thuốc và sản phẩm đài hoa cây quý mầu rất có giá trên thị trường quốc tế vì các xứ lạnh không trồng được loài cây này. Kể từ khi người Đức đem giống quý mầu (bụp giấm) mới vào Việt Nam năm 1992 để hợp đồng gia công và thu mua sản phẩm đài hoa thì các nhà khoa học Việt Nam mới thấy giá trị tuyệt vời của đài hoa cây này và tiếp tục nghiên cứu. 1-Chất màu đỏ của đài hoa (calyces) cây quý mầu làm phẩm màu thực phẩm -Ở Mỹ và Châu Âu đang tìm cách nhập khẩu phẩm màu từ chất màu đỏ trong cây quý mầu để sử dụng làm phẩm màu thực phẩm, đây là chất màu từ thiên nhiên có nhiều giá trị sinh học và an toàn đang thịnh hành trong công nghệ thực phẩm sạch hiện nay. Đức là nước nhập khẩu chính phẩm màu từ cây quý mầu. -Ở một số nơi như nước Pháp, nơi có cộng đồng người Senegal nhập cư dể tìm thấy hoa hoặc xi rô cây quý mầu được buôn bán trên thị trường. Nó cũng có thể tìm thấy trên thị trường (như hoa hoặc xi-rô ) ở một số nơi như Pháp , nơi có cộng đồng người Senegal nhập cư. Có thể cây Quý mầu được người Pháp nhập vào Việt Nam và trồng ở Nam Bộ có nguồn gốc ở Senegal và mục đích là khai thác chất màu quý trong đài hoa nên được mang tên là “Quý mầu” theo cách dịch từ thổ ngữ Senegal chăng? 2-Đài hoa cây quý mầu được dùng là mứt -Ở Nigeria, mứt đài hoa cây quý mầu (Rosella) đã được sản xuất từ thời thuộc địa và vẫn được bán thường xuyên tại các cộng đồng “phượt” (fetes-dạng du lịch dã ngoại) và các quầy hàng từ thiện. Nó có hương vị tương tự như mứt mận, mặc dù có tính axit. -Ở Queensland - Australia đài hoa cây quý mầu được chế biến thành mứt với tên gọi là “Jam Rosella” được bày bán trên khắp các siêu thị. 3-Dịch ép từ đài hoa cây quý mầu được dùng làm thạch -Ở Trinidad (vùng Caribbean) sản xuất ra món thạch “Sorrel” từ dịch ép đài hoa cây quý mầu. -Ở Miến Điện, dịch ép những nụ hoa của cây quý mầu dược ngào đường có màu đỏ dùng để bảo quản trái cây (giống như món cocktail ở Việt Nam) để dùng dần. 4-Dịch ép từ đài hoa cây quý mầu được dùng làm nước giải khát -Ở Châu Phi , đặc biệt là Sahel , đài hoa cây quý mầu thường được sử dụng để làm trà thảo dược được bán trên đường phố. Hoa khô có thể được tìm thấy trong tất cả các thị trường. Ở Nigeria dịch ép từ hoa cây quý mầu làm nước giải khát với tên thương mại là SOBO rất nổi tiếng ở xứ sở nóng bức này. -Ở vùng Caribbean đài cây quý mầu làm nước giải khát được ưa chuộng vì nó cung cấp vitamin C và anthocyanins có lợi cho sức khỏe.. -Ở Mexico, nước giải khát từ đài hoa cây quý mầu có tên gọi là “agua de Flor de Jamaica” hay "agua de Jamaica" được dùng để uống lạnh rất được các cô gái ưa thích. Họ cho rằng loại nước uống này có thể cải thiện màu da “rám nắng” của họ. -Ở Saint Kitts và Nevis, Guyana, Antigua , Barbados, St.Lucia , Dominica, Grenada, Jamaica và Trinidad và Tobago , thức uống từ đài hoa cây quý mầu được bổ sung thêm gừng và rượu rum phổ biến trong dịp lễ Giáng sinh. -Ở Mỹ thức uống từ đài hoa cây quý mầu nổi tiếng nhập từ Mexico ở dạng bọc trong túi với nhãn "Flor de Jamaica" bán đắt như tôm tươi. Vì người Mỹ sành điệu cho rằng loại trà này có hàm lượng Vitamin C cao và khi uống có tác dụng lợi tiểu. -Ở Anh, nơi không thể trồng cây quý mầu, nhưng các sản phẩm từ đài hoa cây quý mầu tươi hoặc đã chế biến nhập từ vùng Caribbean, Châu Úc và Châu Á ngày càng phổ biến. -Ở Ytaly trà thảo mộc từ đài hoa cây quý mầu bắt đầu được nhập nội vào những thập niên đầu của thế kỷ 20 từ các nước thuộc địa Ý trước đây. Nhà máy bia Trinidad và Tobago sản xuất loại bia hổn hợp Sorrel Shandy trong đó trà hoa quý mầu được kết hợp với bia. -Ở Thái Lan, nước giải khát từ đài hoa cây quý mầu được xem là thức uống mát mẻ, có tác dụng dã rượu và được tin là làm giảm cholesterol. -Ở Úc đài hoa của một loài quý mầu hoang dã được chế thành xi rô như một sản phẩm cho người sành ăn. Món ăn gồm pho mát dê, thịt baguette nướng với brie, xịt xi rô hoa quý mầu và rượu sâm banh để tạo các bong bóng bay ra trước khi ăn. 5-Lá đài cây quý mầu phơi hoặc xấy khô dùng làm trà -Ở Đông Phi lá đài cây quý mầu được phơi khô dùng làm trà uống truyền thống với tên gọi là “Trà Sudan”, khi uống có tác dụng giảm ho. -Ở Châu Âu và Mỹ hiện nay nổi lên phong trào uống trà dâm bụt (Hibiscus tea), trong đó trà từ lá đài cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa) với màu đỏ thẩm được ưa chuộng nhất. Các loại trà thảo mộc này được nhập khẩu từ các nước: Úc (tên thương hiệu Rosella tea), Mỹ Latin (tên thương hiệu flor de Jamaica), Jordan , Ai Cập và Sudan (tên thương hiệu karkadé), Irad (tên thương hiệu Kujarat), Tây Phi (tên thương mại là bissap , tsoborodo hoặc wonjo) và Philippines (tên thương hiệu gumamela) … Xem thêm: trà Hibiscus Mứt lá đài hoa quý mầu ở Jamaica c- Các bộ phận cây quý mầu dùng làm thuốc +Theo Đông y Ở Việt Nam Nước hãm đài hoa cây quý mầu chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm huyết áp máu và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống chứng scorbut... Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá có vị chua nhẹ, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, dùng chế nước giải khát, làm mứt. Có nơi dùng chế xi rô, hoặc đem phơi khô và nấu lên lấy nước uống. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa và quả dùng trị bệnh scorbut. Đài hoa mọng nước sắc lấy nước uống hay hãm uống giúp tiêu hoá và trị các bệnh về mật; cũng dùng trị bệnh về tim và thần kinh, huyết áp cao và xơ cứng động mạch. Ở nước ngoài -Hoa của cây quý mầu đã được sử dụng trong y học dân gian như một vị thuốc lợi tiểu, nhuận tràng nhẹ và điều trị cho các bệnh tim, thần kinh và ung thư. -Toàn cây được xem là có tác dụng làm hạ huyết áp. -Ở Brazil cho rằng hoa cây quý mầu có tác dụng làm dể tiêu, làm giảm vị đắng của các rể cây dùng làm thực phẩm. Lá đun trong nước nóng dùng để đắp các vệ nứt trong lòng bàn chân và các vết đứt, loét để mau lành vết thương. Các hạt được làm thuốc lợi tiểu và thuốc bổ. Chất dầu màu vàng ép từ hạt khô để trị các vết loét trên da lạc đà. -Ở Ấn Độ, nước sắc từ hạt khô được uống để giảm bệnh khó tiểu , bệnh đái từng giọt và các trường hợp nhẹ của chứng khó tiêu . -Ở Nam Mỹ và Châu Phi dùng hoa cây quý mầu để trị một số bệnh như cao huyết áp và các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên hiện chưa đủ bằng chứng để chứng để chứng minh tác dụng làm giảm lypid máu và huyết áp. Kết quả thực nghiệm vẩn còn mâu thuẫn. -Ở Đông Phi, lá đài hoa cây quý mầu được ép thành dịch, trộn với muối, tiêu để cải thiện bệnh túi mật (biliousness). -Gần đây, Rovesti và Griebel công bố tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột cao của cây quý mầu. -Các nhà nghiên cứu Malaysia cho biết nước ép từ lá đài tươi của cây quý mầu có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư. -Ở Thái Lan, lá đài cây quý mầu phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh để chữa sỏi thận. Lá và cành chữa ho, hạt bổ dạ dầy. -Ở Myanma, hạt cây quý mầu chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài Loan, hạt được dùng để làm nhuận tràng nhẹ, bổ và lợi tiểu. -Ở Philippin, rễ cây quý mầu llà thuốc bổ và kích thích tiêu hoá. +Theo Tây y -Theo tài liệu nước ngoài, những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh hoạt chất từ cây quý mầu có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống oxy hóa (sự già hoá của cơ thể), giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hoá, nhuận tràng, hạ huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, giảm sự đọng lipit ở gan và bảo vệ tế bào gan. -Cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa) đã cho thấy hoạt tính kháng khuẩn in vitro chống lại E. coli. Một đánh giá gần đây cho rằng chiết xuất của cây H. sabdariffa có hoạt động chống xơ vữa động mạch , bệnh gan , ung thư , bệnh tiểu đường và hội chứng trao đổi chất khác. -Một nghiên cứu được công bố trong năm 2007 ở Trung Quốc, so trà cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa L.) với thuốc lisinopril trên những người bị cao huyết áp. Trà làm giảm huyết áp (BP) từ 146.48/97.77 đến 129.89/85.96 mmHg, đạt mức giảm tuyệt đối ở 17.14/11.97 mmHg (11.58/12.21%, p <0,05). -Tại Thái Lan, trà hoa quý mầu được chứng minh là có tác dụng làm giảm cholesterol. -Theo các nghiên cứu ở Việt Nam: Hai hợp chất flavonoid và cyanidin cũng có tỷ lệ cao trong thành phần cây có tính chống oxy hoá, bảo vệ thành mạch máu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Các Vitamin C, A nhóm B, E...cùng nhiều loại axit hữu cơ khác cũng đã được tìm thấy trong cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa L.). Một số nhà nghiên cứu đã xác định tính chống co thắt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, chống lão hoá, chống mệt mỏi... -Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa cây quý mầu đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa cây quý mầu tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột. -Dầu ép từ hạt cây quý mầu và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus... và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus… d- Các công dụng khác của cây quý mầu -Ở Trung Quốc, cánh hoa của cây quý mầu cũng được làm kẹo bán với tên gọi là “luòshénhuā”. -Ở một số nơi khác, cây quý mầu chủ yếu được trồng để sản xuất sợi libe từ thân cây ở những nơi khó trồng đay (loài cây này chịu môi trường khắc nghiệt cao hơn). Chất xơ có thể được sử dụng thay thế cho sợi đay để dệt bao tải . -Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và chiết xuất chất mầu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức ăn và đồ uống thay thế cho các loại hoá chất. Ở Việt Nam cũng đã chiết mầu đỏ từ lá đài cây quý mầu cho mục đích này Tình hình phát triển sản xuất cây quý mầu trên Thế giới và ở Việt Nam+Trên thế giới Trung Quốc và Thái Lan là những nước sản xuất cây quý mầu lớn nhất và kiểm soát phần lớn việc cung cấp sản phẩm trên toàn cầu. Thái Lan đầu tư rất nhiều trong sản xuất cây quý mầu và sản phẩm của họ có chất lượng cao, trong khi đó sản phẩm của Trung Quốc, với thực tiễn bị kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn, ít đáng tin cậy và có uy tín hơn. Sản phẩm từ cây quý mầu tốt nhất thế giới hiện nay là ở Sudan , nhưng số lượng thấp và bị cản trở chất lượng do người nghèo không đủ phương tiện sản xuất, bảo quản và chế biến. Mexico, Ai Cập, Senegal, Tanzania, Mali và Jamaica cũng là những nước sản xuất lớn sản phẩm cây quý mầu nhưng chủ yếu được sử dụng trong nước. Ở tiểu lục địa Ấn Độ (đặc biệt là trong khu vực đồng bằng sông Ganges ), cây quý mầu được trồng để lấy sợi thực vật ở những vùng khó trồng đay. Hầu hết các sợi của loài cây này được tiêu thụ tại địa phương thay thế một phần nhu cầu của sợ đay ngày càng khó khăn. Quý mầu là cây trồng công nghiệp mới phát triển ở Malaysia. Nó được giới thiệu vào nước này đầu những năm 1990 và trồng thương mại đã được đẩy mạnh từ năm 1993 do Sở Nông Nghiệp chủ trương. Diện tích trồng từ 12,8 ha (năm 1993), tăng lên đỉnh cao vào năm 2000 (506ha). Nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 150 ha do suy thoái kinh tế ở Châu Âu ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm. Từ năm 1999 Trường Đại học Malaya (UM) và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp của Malaysia, Viện Phát triển (MARDI) và Trường Đại học Kebangsaan Malaysia (UKM) đã phối hợp nghiên cứu cây trồng mới này mong để phát triển ngành công nghiệp Hibiscus mới mẻ đang thịnh hành. Hiện nay UKM đang duy trì một bộ sưu tập giống và đang tiến hành dự án biến đội gen để cải thiện giống cây này. +Tình hình nghiên cứu và phát triển cây quý mầu ở Việt Nam Cây quý mầu được người Pháp du nhập từ Tây Phi vào Việt Nam ít nhất trong đầu thế kỷ 20, được người dân Nam Bộ trồng làm rau để nấu canh chua từ lâu rồi. Ở nông thôn Nam Bộ cây quý mầu rất phổ biến ở mọi vườn nhà, được dùng như cây rau có vị chua để thay thế cho me, khóm, bứa…trong món canh chua truyền thống của Nam Bộ. Trong khi trên thế giới rất trân trọng giá trị của đài hoa cây quý mầu thì ở Việt Nam phần này bị bỏ đi hoàn toàn do người dân mình chưa biết công dụng của nó. Cho đến năm 1992 khi Giáo sư Jnoen (Giám đốc hãng Raublinh Bad Kneumach, CHDC Đức cũ) đưa vào Việt Nam một giống cây Quý mầu mới với mục đích bao tiêu toàn bộ sản phẩm là đài quả khô hoặc bột màu chiết xuất từ đài quả, nhưng phía Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu của phía bạn. Tuy nhiên, một số nhà khoa học Việt Nam hiểu được giá trị quý báu của cây quý mầu hay bụt giấm nên đã tiếp tục tiến hành gây trồng và nghiên cứu các sản phẩm của Hibiscus phục vụ y học, thực phẩm và mỹ phẩm Với vị chua đặc trưng, hoa lá và đài quả Hibiscus có thể sử dụng để nấu canh chua hay ăn thay rau có tác dụng thanh nhiêt, thông tiểu, ngoài ra còn làm mát gan, tăng tiết mật. Trên khắp thế giới cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa) được nhìn nhận như một loại cây dược liệu vô cùng quý giá. Còn ở Việt Nam cây quý mầu đã được trồng tại một số vùng của tỉnh Hà Tây từ năm 1993 với hai đề tài do Sở KHCN&MT tỉnh cấp: 1-"Chiết xuất chất màu thiên nhiên từ đài quả Hibiscus để dùng trong y học, thực phẩm và mỹ phẩm" và 2-"Chiết xuất các chất sinh dược học trong Hibiscus để làm thuốc chữa bệnh". Năm 1998-1999, GS Trần Thuý, Viện trưởng Viện Y học Dân tộc cổ truyền đã nghiên cứu các chế phẩm từ Hibiscus để điều trị cho bệnh nhân của Viện. Qua nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiến hành trước năm 2000 cho thấy ở Việt Nam, Hibiscus có thể được ứng dụng trong một số lĩnh vực: +Đài quả (các sản phẩm chính của cây) có thể được chế biến thành nhiều loại thực phẩm như: trà nhúng, rượu vang, xirô, ômai , mứt... Ngoài ra các bộ phận khác của cây cũng được sử dụng triệt để trong đời sống hàng ngày: +Lá, hoa , đài quả sử dụng để ăn sống, nấu canh chua, kho cá, giảm sốt, hạ nhiệt. +Hạt dùng ép dầu ăn và chăn nuôi gia súc (thành phần dầu tương đương dầu chiết xuất từ hạt hướng dương) sản phẩm phụ sau khi ép dầu dùng làm phân bón cho cây trồng (năng suất hạt đạt 700- 800kg/ha). +Vỏ cây dai tương đương như đay, có thể dùng dệt bao tải, bện dây thừng. +Thân cây làm bột giấy, chất đốt (thu đượng 500-600kg/ha) Giống cây quý mầu mới tuy là cây nhập ngoại, nhưng nó hợp với đất đồi núi Việt Nam (đất tận dụng) mà nơi đó trồng cây khác kém hiệu quả. Cây dễ trồng, ưa nắng, có sức sống mãnh liệt, lại mang đến cho chúng ta biết bao nhiêu lợi ích, mở ra một tiềm năng lớn trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm. Sản phẩm đầu tiên trà, nước cốt quả, rượu vang Hibiscus của Công ty Thảo Mộc đã có mặt trên thị trường, chắc chắn sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của người tiêu dùng đối với một loại cây thảo dược quý. Tuy nhiên đó mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ những tác dụng của Hibiscus. Còn để có thể sử dụng có hiệu quả những dược tính quý giá của loại cây này đang rất cần được quan tâm thích đáng hơn nữa. Cây quý mầu được trồng làm cảnh khá phổ biến ở nước ta. Những năm gần đây, cây quý mầu được Công ty Dược liệu Trung ương 2 trồng nhiều ở các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận để xuất khẩu. Nhiều nghiên cứu cho thấy các thành phần có trong đài hoa cây quý mầu có tác dụng dược lý chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Mới đây, Đại học Đà Nẵng cho biết một nghiên cứu vừa được thực hiện tại trường đã cho kết quả là dịch chiết từ đài hoa bụp giấm còn có khả năng kháng vi khuẩn E.coli, B.cereus và B.subtilis. Thực nghiệm cũng cho thấy bằng phương pháp thyocyanate chứng minh được tại cùng một nồng độ 60 mg/lít của antho, tính kháng ôxy hóa của antho trong dịch chiết đạt 80,43% so với vitamin C sau 12 giờ khảo sát. Với đặc điểm ưa nắng, chịu đất khô cằn và bạc màu, thời gian sinh trưởng ngắn (6 tháng). Cây quý mầu (Hibiscus sabdariffa) được coi là thích hợp cho người dân miền núi và các vùng nông thôn trong chương trình "Xoá đói giảm nghèo". Không những góp phần tạo được công ăn việc làm cho người dân. Ngoài sản phẩm chính tiêu thụ trên thị trường là đài hoa, các sản phẩm phụ khác như vỏ thân, lá, hạt có nhiều công dụng và là loài cây chịu khô hạn giỏi nên còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, có khả năng thay thế cây thuốc phiện ở miền núi. |
0 comments:
Post a Comment